443/100B Lê Văn Sỹ, P.12, Q.3, TP. Hồ Chí Minh

Lắp đặt máy nén khí

Quy trình lắp đặt máy nén khí

Lắp đặt phụ kiện

Điều đầu tiên người dùng cần phải chú ý, đó là thực hiện lắp đặt các phụ kiện của máy như: chân đế, bánh xe, lọc gió, thực hiện thay nút báo dầu. Việc lắp đặt các bộ phận này sẽ mang tới khả năng di chuyển nhanh chóng, đơn giản cho thiết bị này.

Việc đảm bảo được việc lắp ráp đúng chuẩn bộ phận bánh xe và chân đế cho máy nén mini sẽ giúp đảm bảo quá trình làm việc tốt của máy, cũng như hạn chế các tình trạng rung lắc máy, nhờ đó mang tới sự cân bằng của máy đối với mặt đất khi máy vận hành.

Việc lắp đặt bộ phận lọc gió máy nén khí vô cùng quan trọng trong quá trình lắp đặt, sử dụng thiết bị khí nén. Lọc gió thường được lắp ở phần đầu hút khí, đảm nhiệm vai trò giúp cho thiết bị khí nén sinh ra được sạch hơn, giúp ngăn chặn tình trạng bụi bẩn làm ảnh hưởng tới độ bền của máy.

Đối với loại máy nén khí cầm tay có dầu sẽ được tích hợp thêm hệ thống nút báo dầu. Do đó, khi sử dụng thiết bị này, người dùng cần phải chú ý thực hiện tháo phần nhựa trắng thay vào đó là nút dầu màu vàng. Đây là công việc giúp cho buồng dầu được thông thoáng hơn. Đối với dòng máy không dầu, bạn có thể bỏ qua bước này.

Kết nối các phụ kiện

Khi thực hiện lắp đặt xong các phụ kiện cơ bản của máy, người dùng tiếp tục tiến hành các kết nối như dây hơi, các thiết bị dùng hơi vào với máy.

Máy nén khí thường được trang bị sẵn cút nối nhanh, cút nối này được dùng để thực hiện kết nối máy nén khí với dây hơi nhằm truyền sản phẩm khí nén từ máy, đi qua dây hơi cung cấp tới các phụ kiện sử dụng khí nén như: súng bơm lốp, súng phun sơn, súng xì khô,… Phần đầu còn lại của máy nén sẽ được lắp ráp dành cho các thiết bị sử dụng hơi.

3 cách bố trí các thành phần của hệ thống máy nén khí

Việc lắp đặt máy ép cần tuân theo quy trình khắt khe để đạt kết quả tốt nhất

Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1:1

Hệ thống này sẽ gồm một máy nén khí trục vít, một bình khí, một bộ lọc và một máy sấy, hệ thống này được áp dụng khá nhiều trong thực tế hoạt động theo nguyên lý lá khí nén sau khi đi ra ngoài khỏi máy nén khí sẽ được dẫn qua bình chứa khí nén tại đây khí nén sẽ được hạ bớt nhiệt độ và tách hơi nước ra khỏi khí nhờ đó sẽ giảm được tải cho máy sấy khí.

Lắp đặt theo tỉ lệ 2 : 1 : 2 : 2

Có nghĩa là hệ thống sẽ được lắp 2 máy nén , một bình khí, 2 bộ lọc và 2 máy sấy khí. Với những hệ thống được lắp đặt như thế này sẽ sử dụng cho những hoạt động cần nhiều lượng khí hơn đồng thời tiết kiệm được chi phí do chỉ dùng 1 bình lọc cho cả 2 máy nén.

Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1

Tỉ lệ lắp đặt này được áp dụng cho những môi trường làm việc khá khắc nghiệt, khí nén luôn có nhiệt độ cao, nhiều hơi nước do đó và phòng chứa máy nén khí quá chật do đó phải cắt bớt bộ phận lọc khí hoặc lắp đặt ở một vị trí khác và kết nối vào hệ thống.

Trong trường hợp này khí sẽ được đưa trực tiếp vào máy sấy để tách hơi nước, giảm nhiệt độ sau đó mới qua bình lọc

Bình Luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết khác

Bảo trì – bảo dưỡng máy ép thủy lực

Bảo dưỡng dầu trong máy ép thủy lực Không duy trì chất lượng và mức dầu phù hợp sẽ nhanh chóng làm giảm tuổi thọ của máy. Bụi bẩn và sức nóng đặc biệt gây hại cho máy ép thủy lực. Giữ dầu ở tình trạng mới khá dễ thực hiện. Nhiệt độ hoạt động…

Lắp đặt các loại máy ép thủy lực

Lợi ích của việc lắp đặt máy thủy lực đúng kỹ thuật Máy thủy lực là một hệ thống dưới dạng truyền động bằng dầu thủy lực để tạo ra một áp lực. Hệ thống này được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề về chế tạo máy, cơ giới, lắp ráp, hàng không,…

Sửa chữa các loại máy ép thủy lực

Quy trình sửa chữa máy éo thủy lực Tiếp nhận thông tin hư hỏng Khi có vấn đề hư hỏng và cần đến sửa chữa, Khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi các dữ liệu sau: Chúng tôi cần đầy đủ về thông tin hư hỏng của thiết bị, Các hình ảnh, hoặc bản…

0916 141 809